Văn hóa-xã hội

Vang vọng nhịp trống thề làng Đông 

Làng Đông Xã tên cũ của dải đất cổ ven Hồ Tây có ngôi đền Đồng Cổ cùng lời thề Trung-Hiếu vang danh đất Thăng Long…

 

VOVGT-Làng Đông Xá tên cũ của dải đất cổ ven Hồ Tây có ngôi đền Đồng Cổ cùng lời thề Trung-Hiếu vang danh đất Thăng Long…

 

 

Tháng 4 âm lịch hằng năm, làng Đông Xá mở hội nhắc nhở con cháu giữ lời thề Trung - Hiếu: Làm tôi bất trung/Làm con bất hiếu/Thần minh tru diệt…

Ngày nay, làng Đông Xá, Yên Thái, Kẻ Bưởi cũ đã thành một đoạn phố Thụy Khuê, ngôi đền Đồng Cổ ở số nhà 353 vừa là niềm tự hào của khu dân cư số 7 phường Bưởi quận Tây Hồ, đồng thời cũng là nơi để lưu giữ những nét truyền thống xa xưa còn cho lại muôn đời sau…

Nhiều năm gần đây, những bậc cao niên trong làng cùng bàn bạc với những  bậc trí thức, có hiểu biết về lịch sử khôi phục lại điệu múa trống để biểu diễn trong những dịp hội làng...

Từ trang phục, các điệu múa đều được nghiên cứu, tìm tòi và tham khảo để đưa những nét văn hóa, lịch sử dân tộc hòa quyện với thời đại, tạo nét độc đáo riêng chỉ có ở Đông Xá

Những nhịp trống, điệu múa rộn rã mỗi dịp làng có hội luôn thu hút sự quan tâm, thích thú của người dân và du khách thập phương

Bác Nguyễn Thị Ngọc Liên - Đội trưởng Đội trống Đồng Cổ cho biết, trước đây hội Đồng Cổ làng Đông chúng tôi chưa có đội trống vẫn phải mượn từ các hội trống ở làng khác về để biểu diễn và trợ uy cho hội thề Trung – Hiếu hàng năm. Hồi đấy các cụ trong làng thuộc thế hệ ông cha chúng tôi cũng cao tuổi chẳng còn sức lực nhiều để tổ chức một hội trống nhưng vẫn mong muốn lớp cháu con phải thực hiện được mong mỏi đó. Các cụ dậy rằng, nguyên cái tên Đồng Cổ đã mang ý nghĩa là trống đồng và ngay trong nội cung của đền cũng thờ chiếc trống mang biểu tượng dân tộc đó nên không lý gì làng Đông Xã không có một hội trống để mỗi khi có hội, có việc tiếng trống đó âm vang để khách thập phương được biết.

Mong mỏi của tiền nhân là thế, nhưng cũng có những rào cản để hội trống làng Đồng Cổ trước đây chưa được khai sinh. Theo bác Hàn Tiến Nhâm - Phó Ban di tích đền Đồng Cổ, trong lịch sử việc việc thờ tự đền Đồng Cổ làng Đông Xã các cụ ghi lại do Hội phụ lão ông đảm nhận và chỉ chọn từ các suất đinh đã lên bô lão trong làng.

Nhận thấy tàn dư của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề và cần thay đổi, lại được Đảng bộ và chính quyền phường Bưởi hết sức quan tâm, năm 1990 nhận kỷ niệm 990 Thăng Long – Hà Nội đền Đồng Cổ chính thức có Ban quản lý di tích chọn người có tài, có tâm, có nhiệt huyết không phân biệt nam nữ đại diện cho bà con thực hiện yêu cầu làng xã. Cũng từ đó việc tổ chức tế lễ theo nghi thức cổ truyền, việc tìm và khôi phục những nét đẹp cha ông để lại cũng được hanh thông hơn khi có bàn tay phụ nữ đảm nhiệm.

Cầm nhịp trống cái là lão ông Phùng Trắc Thịnh đội khăn xếp, quắc thước để phân biệt với những chiếc mũ lông chim cách điệu mô phỏng từ chiếc mũ thời dựng nước của người cầm nhịp trống khác.  

Bác Nguyễn Phương Khánh – Trưởng ban công tác mặt trận, cụm dân cư số 7 phường Bưởi cho biết, Đại việt sử ký toàn thư còn chép lại những giai thoại tiếng trống đồng (Đồng Cổ) trợ uy cho quân dân nhà Trần đại phá giặc Nguyên và sau thắng trận khi vua ta tiếp sứ giặc tiếng trống đồng lại vọng vang khiến sứ giả phải “hồn siêu phách lạc”...

Vào ngày 01/10/2000 nhân TP. Hà Nội kỷ niệm trọng thể 990 năm Thăng Long – Hà Nội với dấu mốc vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long năm 1010, quận Tây Hồ đã chọn đoàn tế lễ đền Đồng Cổ gồm 150 người tham gia cùng các đoàn khác trong lễ diễu hành.

Hội trống làng Đông dù mới đi vào quy củ nhưng cũng có được danh tiếng so với các hội trống truyền thống của Hà Nội từ sự học hỏi nghiêm túc chuyên nghiệp của mỗi thành viên.

Không chỉ cùng nhau gợi lên những câu chuyện hào hùng quá khứ bằng vũ điệu, bằng nhịp trống lúc hùng dũng như xung trận, khi khoan thai nhân ái như đi trong dịp vui được mùa… mỗi dịp lễ hội Đồng Cổ mùa xuân được tổ chức, hội trống làng Đông còn được mời đi nhiều nơi, mượn vũ điệu và tiếng tùng rinh để kể về câu chuyện Trung – Hiếu vốn chẳng mờ phai.

Thay mặt hội trống, bác Nguyễn Thị Ngọc Liên khẳng định, chúng tôi muốn lớp cháu con hiểu rằng, xưa là Trung với vua, Hiếu với bậc sinh thành với những người dậy dỗ được coi như mẹ cha, giờ ý nghĩa làm người đó được nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh; khi người dân làng Đông Xá nói chung và hội trống làng mỗi khi cầm nhịp, cầm dùi gõ lên hào khí đều đinh ninh lời Bác dậy phải: Trung với nước, hiếu với dân…

Cờ Tổ quốc là 1 phần không thể thiếu trong đội múa trống làng Đông

Những người dù lớn tuổi hay trẻ hơn trong làng đều rất tự hào về điệu múa trống, tất cả khi mặc lên chiếc áo hội, tay cầm cờ ngũ sắc đều rần rật khí thế 

Tất cả đều với mong muốn giúp con cháu thêm hiểu, thêm yêu lịch sử, truyền thống của cha ông

---

---

Mỗi dịp tháng 4 âm lịch, tiếng trống thề làng Đông lại rộn rã, như thúc giục mọi người cùng tề tựu trước sân đình hô vang lời thề trung hiếu của cha ông


Ý kiến của bạn
Họ tên
Thư điện tử
Tiêu đề

Reload Image
Mã bảo mật:

Nội dung
 

Bài viết khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Các văn bản chỉ đạo
Tiện ích

Bình chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của website
  Tốt
  Khá
  Trung bình
  Kém