Văn hóa-xã hội

VÙNG BƯỞI VÀ NHỮNG CỔNG LÀNG CỔ 

Vùng Bưởi và những cổng làng cổ

 

Bưởi là một địa danh chung cho tất cả các làng từ thuở xa xưa đã sinh sống dọc theo bờ sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Hồ Khẩu, Thuþ Chương, là một cụm sáu làng xã thuộc tổng Trung huyện Vĩnh Thuận, vùng ngoại ô thành Thăng Long. Ca dao cổ còn ghi:

 

Ngoại ô những tổng vân vân

Sáu phường chung tổng: Bái ân, Trích Sài

Thuþ Chương, Hồ Khẩu dọc dài

Võng Thị, Yên Thái vừa đầy tổng Trung

 

Có thời, trong dân gian người ta coi tổng Trung là tổng Bưởị Tuy không phải là tên một địa danh cụ thể, thế mà ai cũng hiểụ Sau này khi thành lập đơn vị hành chínhư "phường" thì cái tên phù hợp nhất, và dễ đi vào lòng người nhất được chọn là phường Bưởị Bởi nói đến phường Bưởi là người nghe có thể mường tượng một vùng làm giấy tấp nập dọc sông.

 

Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu gió, kìa sông đãi bìa

 

Nhưng vì sao mà có tên là Bưởỉ Cần đi ngược thời

gian, lần tìm thần tích từng nơi mới có thể hiểu

được phần nào xuất xứ của cái tên dân dã đó.

 

Cách đây 875 năm, vào năm Thiên Phù Khánh Thọ (1127) đời vua Lý Nhân Tông đã xảy ra một chuyện lạ, được coi như cổ tích thần thoạị Năm ấy, nước lên to, chân thành phía tây bắc Thăng Long là nơi hợp lưu của hai sông Thiên Phù, Tô Li.ch. Hai dòng sông tạo thành xoáy nước hung hãn, ngày đêm xói vào chân đệ Vua Lý Nhân Tông cùng các quan triều đốc xuất vật lực để chặn dòng, nhưng sức người có hạn không thể nào chế ngự được. Nhà vua nghĩ tới việc nhờ thần linh phù trợ bèn sai quan trung sứ ra bờ sông cầu mô.ng. Quả nhiên từ dưới sông, có một vị thần hiện lên phán bảo: "Hãy về tâu với Chúa người, đợi đến một ngày giờ thiêng, đón người nào đi tới bờ sông sớm nhất thì giữ lại, cầu người đó tự trẫm mình mới có thể trấn yểm được sông nước, giữ yên được thành trì". Nhà vua theo lời dạy, sai quân đợi sẵn. Sớm ngày 30 tháng 11, sương chưa tan đã thấy vợ chồng người bán dầu đi tới, ông là Vũ Phục và bà là Đỗ Thi.. Ông Vũ Phục quê ở Phong Châu, Bạch Hạc, sau lưu lạc về Minh Cảo, Từ Liêm, lấy bà Đỗ Thi.. Hai vợ chồng đã già, con cái chưa có, ngày ngày đi bán dầu, qua bến Hồng Tân vào thành nộị Bị giữ lại, hai người rất ngạc nhiên, lo sơ.. Nhưng khi vị sứ giả nói: "Nay nước sông hung dữ không chế ngự nổi, linh thần mách bảo cầu người tự trẫm để yểm trấn, giữ yên cho kinh đô, bảo vệ quân vương, ông có vui lòng không". Ông Vũ Phục nghe xong đã nói: "Cái chết là đáng sợ, nhưng chết vì vua vì nước thì tôi tuy chỉ là dân thường, không ấn tín cân đai như người khác, đâu có tiếc thân mình mà không làm. Xưa nay, nghe nói nhiều người đã nêu gương trung, tôi cũng quyết nêu gương với đời". Bà vợ cũng xin đi theo để trọn tình keo sơn. Hai người ra bờ sông, ông ngửa mặt lên trời kêu lớn: "Vợ chồng già này xin vì việc nghĩa mà chết. Trời xanh có thiêng hãy chứng giám".

 

Từ khi ông bà nhảy xuống, giữa sông nhô lên bãi cát, lâu dần lấp cửa sông Thiên Phù, làm cạn mất dòng. Những quả bưởi vùng Đoan Hùng trôi theo sông Lô, sông Thao, sông Thiên Phù rồi tạt vào bãi, mọc cây thành rừng. Người dân địa phương liên hệ với nhau lấy bến Bưởi làm nơi hò hẹn, lâu dần thành tên chung. Ông bà Vũ Phục được nhà vua phong làm phúc thần và cho xây miếu thờ. Đó là miếu Chiêu ứng Vương Từ ở ngã ba chợ Bưởị Vua còn cho tìm người thân của thần về ở, lập xóm Tịch Ma, ngày ngày hương đăng thờ phụng Thần vi.. Sau này làm ăn thịnh vượng, làng đổi tên là Yên Thái (An Thái), thế kỷ 15, cụ Nguyễn Trãi viết Dư địa chí đã ghi: "đất Thượng Kinh có phường Yên Thái làm giấy" để chỉ địa danh nàỵ

 

Có làng xóm, tức là đã thành một tế bào của xã hội, trong làng và ngoài xã hội thường liên hệ với nhau qua cổng làng. Cổng làng là nơi gặp gỡ đầu tiên, nơi tiếp xúc đầu tiên để người làng gặp xã hộị Qua cổng vào làng, người khách gặp làng qua phong tục tập quán, họ hàng và hương ước. Làng Yên Thái cũng theo thông lệ đó. Là một làng lớn, từng có 4 vị đại khoa triều Lê, nên xưa kia gọi là Nhất xã Tam thôn. Mỗi thôn có một cổng làng riêng biệt.

 

Thôn Đoài, còn gọi là An Thái Đoài, có cổng Giếng; thôn Thọ có cổng Hầu, cổng Xanh; thôn Đông có cổng Đông. Những cổng này đều thông với đường quan lộ và mang những nét riêng.

 

Cổng Giếng ở thôn Đoài là cổng to nhất, bề thế nhất. Cổng có kết cấu như một gian nhà lớn, hai cánh cổng lim có trụ quay đặt trên lưng hai con sấu đá. Với khẩu độ rộng, xây tường hồi bít đốc, bước lên xuống qua 3 bậc (tam cấp), mở ra có thể nhìn thấy toà phương đình hai tầng tám mái xây cạnh giếng. Toà phương đình này, dân gian gọi là Cầu Vuông, dùng làm nơi treo tấm hoành phi “Mỹ Tục Khả Phong” do triều Nguyễn ban cho làng Yên Thái vì có nghề giấy tinh xảọ Cầu Vuông cũng là nơi truyền hiệu lệnh của hàng huyện về làng xã. Bên Cầu Vuông là giếng làng. Giếng Yên Thái có tên chữ Hán là Long tỉnh, là một giếng đá, nước trong nổi tiếng. Con đường làng, giếng nước đầu làng đã đi vào ca dao:

 

Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát

Đường Yên Thái gạch lát dễ đi

 

Yên Thái vốn là một làng làm giấy, chuyên sản xuất loại giấy viết lệnh chỉ, nên gọi là giấy lê.nh. Là một làng cổ, giàu có, nên từ xưa, các cụ đã tự hào khắc lên cổng làng câu đối mà nay chỉ còn ghi được như sau:

 

Môn lư cao đại, khả dung tứ mã an xa

Đống vũ phồn đa....... khai thái vận

 

(Cổng làng cao, rộng, xe tứ mã đi qua bình an Đất làng phồn thịnh ...... mở vận thái)

 

Đúng là vừa khoe làng, vừa chơi chữ. Đọc câu đối, khách xa có thể hiểu được tên làng và sự hưng thịnh ở quê hương. Tại cổng Giếng này, năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm dân làng đang lúc làm nghĩa vụ công dân, bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá Ị Trong 30 năm kháng chiến sau này, giấy của người làng Bưởi luôn đủ cho mọi nhu cầu in báo, in sách...

 

Thôn Thọ có hai cổng. Theo các cụ truyền lại thì đó là cổng Hầu và cổng Canh. Cổng Hầu có tên bởi đã mở ra con đường vào thôn, nơi có nhiều bậc quan lại trí sĩ. Những vị quan hay chữ một thời, nay về nghỉ lập dinh tại đây, thường tự hào về tài học, do đó ở cổng Hầu có đôi câu đối:

 

Tô Thuỷ tuần hoàn văn phái viễn

Lý thành tả trĩ bút phong cao

 

(Dòng Tô Lịch đưa văn phái toả xa

Thành nhà Lý sánh cao cùng sức bút)

 

Câu đối ấy đọc nhã nhặn, khiêm tốn thế mà có ý chí lắm - tại An Thái Thọ đã có phái văn riêng và sông Tô Lịch chuyển tải đi xa; sức viết của ngưòi dân nơi đây, tuy chưa lộ rõ, nhưng “bút phong” cũng dám đua cao cùng Lý thành. Từ đó đến nay, cổng làng ấy, câu đối ấy vẫn là niềm tự hào, thương nhớ của người xa xứ.

 

Bên kia đình Thọ là cổng Canh. Gọi là cổng Canh vì Nhà nước phong kiến đã bố trí ở đây một vọng gác làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hộị Câu đối ở cổng còn ghi rõ:

 

Môn trấn thú lâu nghiêm bộ khúc

Lộ thông hoàn hải vãng chu xa

 

(Cửa này canh gác nghiêm để giữ cho đường xá thông

thương, thuyền bè qua lại an toàn).

 

Một cánh cổng nhỏ thế mà vị trí được đặt cao bởi vì nếu ở đây mà nghiêm thì mọi sự thông từ trên đường, cho đến trên biển. ý nghĩa lớn lao thay! Sau này, có thể là người Pháp đã phiên dịch chữ Cổng Canh là “Porte de Canh” nên dần dà đọc chệch là cổng Xanh. Thực ra, cổng đó không giống như chợ Xanh ta gặp ngày naỵ

 

Mỗi làng mỗi khác. Đi qua Yên Thái, tới Hồ Khẩu, ta gặp 3 cổng cao, to xây dựng trên nền đất làng. Cổng Giáp Bắc thôn Hồ Khẩu dẫn khách đi qua các di tích nổi tiếng là đình làng Hồ và đền Dực Thánh. Phường Bưởi ngày nay có 18 di tích thì riêng Hồ Khẩu có tới 6 di tích. Mỗi di tích một vẻ đẹp, một bí ẩn thiêng liêng mà ta chưa hiểu hết được. Cho nên từ xưa, mỗi lần hội làng, mỗi lần lễ kỳ an, khách thập phương nô nức đến xem hội, dự lễ. Người ta mê trò chơi thi cây hoa cảnh nặn bằng sáp mà giống như thật, thích những hình thái lễ nghi đã thành nếp ở đâỵ Bởi vậy, ở cổng Giáp Bắc có câu đối:

 

Cổ vãng kim lai hành chính đạo

Nam du bắc ngoạn hướng danh lam

 

(Cổ kim vẫn đi lối chính này, phương bắc, phương nam đều hướng tới danh lam)

 

Hồ Khẩu vẫn giữ lễ 16 tháng 9 hàng năm làm ngày giỗ tiên sư tiên hiền để tưởng nhớ ông tổ nghề làm giấỵ Thật ra, theo truyền thuyết thì khi từ Yên Hoà lên ông đã dạy dân Hồ Khẩu làm giấy bản. Dân biết làm rồi, ông lại đi sang làng Đông dạy nghề làm giấy quỳ, rồi đi sang Yên Thái dạy dân làm giấy lệnh. Không ai rõ họ tên và hành trạng của ông, chỉ nhớ ngày ông rời làng ra đi, nên ở vùng Bưởi, nếu khảo sát về tổ nghề thì mỗi làng có một ngày kþ khác nhaụ Nhờ có nghề làm giấy, cả vùng trở nên phát đạt, nhiều người thành danh. Ngay ở Hồ Khẩu có ông Lý Văn Phức tổ tiên là người Minh lưu lạc sang Việt Nam tránh triều Thanh, cũng từ cậu bé làm giấy, vừa học vừa làm trở thành nhân tài, thành niềm tự hào của làng.

 

Vùng Bưởi còn là một vùng văn hoá, bởi vậy nên tính người, nếp sống và phong tục có khác. Người ở Bưởi nói năng nhẹ nhàng, phong thái đĩnh đạc. Nghề cơ hàn là thế nhưng từ sĩ tử tới vua chúa đều phải cậy nhờ.

 

Người ta buôn vạn bán ngàn

Thân em làm giấy cơ hàn vẫn vui

Dám xin ai đó chớ cười

Bởi em làm giấy nên người chép thơ

 

Nghề làm giấy còn lan đến thôn Trung Nha, Nghĩa Đô, tạo thành một đặc sản: giấy sắc. Giấy sắc là giấy sản xuất từ vỏ dó, khuôn rộng dài hơn, seo dày hơn “nghè”, đập công phu cho tờ giấy được nén chặt và mịn, rồi mới nhuộm hoa hoè, vẽ rồng phượng bằng vàng (bột) để vua dùng mỗi khi ban sắc phong thần hay chức tước cho các quan. Nay ở các đình, đền, còn lưu những tờ sắc, mấy trăm năm không hỏng cũng là bởi kỹ thuật chế tạọ Để giữ độc quyền sản xuất chúa Trịnh đã tâu xin cho họ Lại chuyên giữ nghề. Sách Tây hồ chí và gia phả họ Lại cho biết: họ Trịnh và họ Lại đều là những họ công huân, đã thông gia nhiều đời với nhau nên từ đầu thế kỷ 17, chúa Trịnh xin cho họ Lại chuyên giữ nghề nàỵ Nay cổng làng Trung Nha vẫn còn, lấp ló dưới một gốc đa cổ thu.. Tiếc rằng những câu đối đều bị mất nên chưa hiểu hết vị thế của nghề đối với làng nàỵ

 

Cổng làng - nỗi niềm của nhiều ngườị Hàng ngày ta thường quen, thường vô tình đi qua, chỉ đến khi đi xa hoặc cổng bị phá bỏ, mới thấy hụt hẫng nao nao nỗi nhớ. Nơi tình yêu của ta gửi lại mà ta chưa bao giờ nghĩ tới để mà yêu, mà giữ gìn. Chẳng lẽ vô tình mãi hay sao?

 

Vũ Kiêm Ninh


Ý kiến của bạn
Họ tên
Thư điện tử
Tiêu đề

Reload Image
Mã bảo mật:

Nội dung
 

Bài viết khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Các văn bản chỉ đạo
Tiện ích

Bình chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của website
  Tốt
  Khá
  Trung bình
  Kém