Tìm kiếm
Liên kết website
Hình ảnh Tứ Liên
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến:
2
Truy cập trong ngày:
76
Tổng số truy cập:
254.914
Các chuyên mục
Văn Hóa - Xã Hội

Tứ Liên, vùng quê không chỉ là huyền thoại 


Trước năm 1956, vùng đất Tứ Liên có tên là Tứ Tổng - mang đặc điểm lịch sử hình thành làng xã. Thời nhà Lý (1010-1225), triều đình chủ trương mở mang thành Ðại La để xây dựng kinh đô Thăng Long nên nhiều cư dân phải chuyển đi lập nghiệp ở nơi khác. Một bộ phận dân cư của bốn tổng thuộc vùng Ðấu Ðong, Ðấu Ðể (nay là khu vực Giảng Võ, Quần Ngựa) phải di chuyển đến vùng bãi ven sông Hồng ở phía bắc kinh thành. Họ trở thành những cư dân đầu tiên cùng nhau khai hoang, trồng trọt, tạo dựng cuộc sống trên vùng đất sa bồi ven sông.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, Tứ Tổng là một căn cứ vững chắc ngay trong lòng địch. Nhân dân nơi đây hiền lành, chất phác, nhưng khi Tổ quốc lâm nguy họ sẵn sàng xả thân, lập những chiến công như huyền thoại, góp phần làm nên trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội. Trong những chiến công ấy phải kể tới cuộc rút quân thần kỳ của Trung đoàn Thủ đô những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Tứ Tổng nằm ở vị trí quan trọng tiếp giáp với Liên khu I ở phía tây bắc, là đầu mối giao thông nối liền hậu phương trực tiếp của quận Lãng Bạc ngoại thành Hà Nội và tỉnh Hà Ðông với Liên khu I  trong suốt gần 60 ngày đêm quân dân Thủ đô chiến đấu giam chân quân Pháp trong thành phố. Trong những ngày đêm diễn ra cuộc chiến đấu ở Liên khu phố I, quân dân Tứ Tổng đã bảo toàn con đường huyết mạch cung cấp cơ sở vật chất và lực lượng chiến đấu cho Liên khu I. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân và tiêu diệt một phần sinh lực địch ở Hà Nội, đêm 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi thành phố về hậu phương củng cố và phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu I, hai đêm 17 và 18-2-1947, quân dân Tứ Tổng đã huy động 44 chiếc thuyền Tam Ban cùng hơn 100 người để đưa các cán bộ, chiến sĩ vượt vòng vây dày đặc của quân Pháp qua sông Hồng sang vùng tự do của ta. Bến xuất phát vượt sông của Trung đoàn Thủ đô lúc ấy chỉ cách nơi đóng quân của thực dân Pháp ở đình Nội Châu khoảng 500 m và cách bốt Yên Phụ hơn 200 m. Lợi dụng mưa phùn gió rét, trời tối và tầm che khuất của vách lở, du kích cùng nhân dân Tứ Tổng đã chở toàn bộ 1.200 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô cùng vũ khí một cách an toàn sang Bãi Giữa, sau đó lại vác thuyền qua Bãi Giữa tiếp tục chở bộ đội qua sông sang bến Dâu Canh.

Sáng 19-2-1947, thực dân Pháp mới phát hiện ra đường rút quân của ta và mở ngay cuộc truy kích. Chúng bị lực lượng Vệ quốc đoàn bảo vệ pháo đài Xuân Canh phối hợp với tiểu đội du kích Hồng Hà do tiểu đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy đánh chặn quyết liệt để kìm chân tại bãi Phúc Xá và cuối bãi Giữa khu B. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, cả tiểu đội và một số tự vệ đã anh dũng hy sinh. Thất bại vì vây trượt Trung đoàn Thủ đô, quân Pháp tràn vào ba làng Tứ Tổng, Tam Lạc, Tầm Xá đốt phá, lùng sục giết hại 27 người dân khu B Tứ Tổng, đốt cháy hàng trăm ngôi nhà, bắn phá các con thuyền Tam Ban và bắt đi 70 người dân để tra khảo. Từ đó, ngày 19-2 hằng năm trở thành ngày "Giỗ trận Tứ  Tổng".

Description: C:\Users\Admin\Downloads\5dbe21dcf39a1ac4438b.jpg

Lịch sử hào hùng nhưng cuộc sống của nhân dân Tứ Liên hôm nay thì vẫn còn nhiều khó khăn bởi dù đã thuộc quận nội thành Hà Nội nhưng có tới 3/4 diện tích của phường lại nằm ngoài đê (ngoài đường Âu Cơ) nên cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng quất cảnh truyền thống. Các loại hình kinh doanh dịch vụ mới bắt đầu có chiều hướng phát triển. Chịu nhiều ảnh hưởng lũ lụt, bị chi phối của Luật Ðê điều và quy hoạch vùng thoát lũ nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội trên địa bàn cũng như xây dựng nhà ở của người dân còn gặp nhiều khó khăn, quản lý đất đai, trật tự xây dựng có những hạn chế... Với truyền thống khắc phục khó khăn để thích nghi với điều kiện sinh sống, chính quyền và nhân dân luôn nỗ lực tìm tòi những đặc điểm lợi thế địa bàn để tìm hướng phát triển kinh tế  - xã hội, nâng cao đời sống, tạo môi trường sinh hoạt cộng đồng dân cư an lành, vui tươi và bền vững.

Kinh tế trên địa bàn phường đã và đang chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ du lịch - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Giá trị thương mại - dịch vụ hiện chiếm 35% GDP, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20%. Giá trị sản xuất nông nghiệp, rau màu, hoa, quất cảnh bình quân hằng năm đạt từ 90 - 95 triệu đồng/ha canh tác. Quất cảnh, ngô nếp là những sản phẩm truyền thống có giá trị. Diện tích trồng quất cảnh hiện có khoảng 10 ha. Về tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề sẵn có trên địa bàn như nghề may, nghề hàn... đã góp phần tích cực tăng thu nhập và giải quyết nhu cầu lao động, việc làm trên địa bàn phường. Các dự án nâng cấp, cải tạo đường bê-tông, thoát nước, dự án hạ tầng vùng quất cảnh, nhà sinh hoạt hội họp khu dân cư đã được triển khai thực hiện, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Công tác chăm sóc gia đình chính sách - xã hội cùng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn luôn được quan tâm chỉ đạo làm tốt. Công tác vay vốn sản xuất kinh doanh từ nhiều nguồn đã được chính quyền, đoàn thể và các hội thực hiện có hiệu quả. Số vốn vay từ ngân hàng chính sách trong 5 năm (2006-2010) là hơn 10 tỷ đồng cùng với quỹ hỗ trợ nông dân hơn 1,5 tỷ đồng đã góp phần tích cực giảm số hộ nghèo. Trên địa bàn hiện chỉ còn một hộ nghèo, ba hộ cận nghèo, đặc biệt không có hộ chính sách nghèo...

Trong thời gian tới, mối quan tâm hàng đầu của phường là củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là việc đầu tư xây mới các công trình phúc lợi như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, các đường ngõ... Thành phố đã có quy hoạch hành lang thoát lũ, đây là cơ sở quan trọng để phường triển khai tốt công tác này. Khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phường cho biết sẽ củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp, xây dựng thương hiệu quất cảnh Tứ Liên và phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm này, bố trí phù hợp diện tích đất làm quất giống, phấn đấu đạt giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân hơn 1 ha đất canh tác là 180 triệu đồng/năm. Hiện nay, đã có một số hộ gia đình nghiên cứu trồng quất bon sai nhằm đa dạng sản phẩm phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Các công trình nhằm phát triển kinh tế sẽ được quan tâm đầu tư như quy hoạch và khai thác chợ Tứ Liên, khu bến hàng gốm sứ, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng để nhân dân chủ động đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, nhà cho thuê...

Description: C:\Users\Admin\Downloads\22050798_1245093092302544_1392279816_o-1037.jpg

Tin rằng, với việc định hướng đúng thế mạnh, phát huy được lợi thế về đất đai, Tứ Liên trong tương lai không chỉ được nhắc đến là một vùng đất gắn với chiến công huyền thoại trong lịch sử mà hiển hiện hình ảnh về một địa bàn phát triển năng động, trù phú, với những người dân chịu thương, chịu khó, dám nghĩ, dám làm.

Description: C:\Users\Admin\Downloads\5dbe21dcf39a1ac4438b.jpgDescription: C:\Users\Admin\Downloads\5dbe21dcf39a1ac4438b.jpg


Ý kiến của bạn
Họ tên
Thư điện tử
Tiêu đề

Reload Image
Mã bảo mật:

Nội dung
 

Bài viết khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Các văn bản chỉ đạo
Tiện ích

 

Bình chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của website
  Tốt
  Khá
  Trung bình
  Kém

Các chuyên mục